Sống trên đời, làm gì cũng cần để lại cho bản thân một lối thoát
Bước vào một nhà hàng sang trọng, lão nông lập tức bị cô phục vụ xinh xắn đuổi thẳng. Nhưng những gì diễn ra vào sáng hôm sau có lẽ đã khiến cô gái đó cả đời không dám quên.
Cổ nhân có câu: "Người bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng" – câu này có nghĩa là: Chúng ta không thể nhìn vào tướng mạo bên ngoài của một con người để đánh giá tài đức của người đó, giống như nước biển không thể đi dùng những cái đấu để đong đo.
Có một câu chuyện thú vị như thế này. Bạn đọc hãy cùng đọc và ngẫm xem câu nói của người xưa đúng đến mức nào.
Lý Kim Lan là một nhân viên phục vụ trong một nhà hàng sang trọng. Chưa tính đến tiền bo của khách, thu nhập mỗi tháng của cô cũng đã hơn 1.000 USD.
Đến nhà hàng dùng bữa hầu hết đều là những người rất giàu có. Có những thời điểm, tiền thưởng có được từ những vị khách hào phóng lên đến cả trăm USD.
Bản thân Kim Lan rất tự hào vì được làm việc trong một nhà hàng cao cấp đến vậy. Cô cho rằng mình có năng lực, da trắng, ngoại hình đẹp, gương mặt thanh tú càng khiến cho nữ nhân viên này cảm thấy mình có ưu thế hơn người.
Một hôm, trong lúc làm việc, Kim Lan phải tiếp một người nông dân lớn tuổi, ăn mặc giản dị bước vào cửa hàng. Cô nhân viên lập tức tỏ thái độ coi thường.
Cho rằng người đàn ông lớn tuổi này có lẽ vừa từ nhà quê ra tỉnh, trên người chẳng có tiền, đừng nói đến tiền bo, sợ rằng tiền ăn thôi cũng không trả nổi.
Quả nhiên, người này cất tiếng nói: "Cho tôi một cốc nước lọc trước đi".
Lý Kim Lan liền trả lời rằng, ở đây không có nước lọc, chỉ có rượu và đồ uống, nếu không gọi món thì hãy mau đi đi.
"Ông chẳng thể gọi nổi món ở đây đâu, đừng lãng phí thời gian nữa, đi đi", giọng cô nhân viên phục vụ không chút nể tình.
Trước khi đứng dậy bỏ đi, người đàn ông cao tuổi tặng cho Kim Lan một câu: "Làm bất cứ việc gì đều cần phải để cho mình một đường lui. Đối xử với người cũng vậy, để sau này còn có cơ hội nhìn mặt nhau".
Vào buổi sáng ngày hôm sau, khi nhà hàng còn chưa có khách, giám đốc của nhà hàng liền cho gọi toàn thể nhân viên đến và nói: "Hôm nay, chúng ta sẽ đón chủ tịch hội đồng quản trị, hãy chuẩn bị thật kỹ nhé".
Nghe nói chủ tịch hội đồng quản trị sắp đến, Kim Lan lập tức lấy gương ra dặm lại má, chải chuốt thêm cho thật xinh và thầm nghĩ: "Chủ tịch đến, nhất định phải lưu lại ấn tượng đẹp nhất trong ông ấy, như vậy mới có thể thăng chức, tăng lương".
Không lâu sau, bên ngoài xuất hiện một chiếc ô tô sang trọng. Từ trên xe bước xuống, tiến thẳng vào cửa hàng là một người cứng tuổi, mặc đồ âu màu đen.
Tất cả các nhân viên đều cúi người, mỉm cười chào: "Hoan nghênh chủ tịch hội đồng quản trị". Người đàn ông cao tuổi gật đầu bước vào trong.
Sau khi mọi người đã ngồi vào vị trí, giám đốc nhà hàng cất lời: "Chúng ta có chủ tịch hội đồng quản trị mới đến nói chuyện với mọi người".
Tiếng vỗ tay vang lên. Chỉ có Kim Lam, khi ngước mắt nhìn thẳng vào vị nhân sự cấp cao mới, cô bất ngờ "chết điếng", tim đập loạn xạ vì tình huống "khôn lường" này. "Tại sao lại là ông ta?"
Trước mặt cô chính là ông lão nông dân nhà quê bị cô đuổi ra khỏi quán hôm trước.
Sau này, Kim Lan không bao giờ còn cơ hội quay lại nhà hàng đó nữa. Cô bị sa thải. Mặc dù vô cùng hối hận nhưng tất cả đều đã muộn. Trên thế giới này không có người bán thuốc hối hận để có thể giúp cô gái trẻ cứu vãn tình hình.
Đọc xong câu chuyện này, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ tự tích lũy thêm một bài học cho bản thân: "Tuyệt đối không dựa vào diện mạo bên ngoài để đánh giá một con người".
Bài học từ câu chuyện của Khổng Tử
"Người bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng" là trí tuệ của người xưa. Ngay cả Khổng Tử - một tượng đài lớn trong lịch sử Trung Quốc cũng đã từng mắc sai lầm và tự đúc rút ra bài học cho chính bản thân mình.
Trong cuốn "Hàn phi tử - hiển học" có ghi chép: Khổng Tử có 3000 đệ tử, trong đó có một người tên Đạm Đài Tử Vũ, tướng mạo khác người.
Vì lẽ đó, Khổng Tử nhận định người này tài năng đức hạnh cũng chẳng bằng ai. Thế nhưng ở cạnh nhau một thời gian, Khổng Từ đã thay đổi hẳn quan điểm, cách suy nghĩ ban đầu của mình.
Trong số các đệ tử của ông, có một người tên Tể Dư. Hồi đầu, vì ăn nói phi phàm, Khổng Tử cho rằng người này rất có trí tuệ. Tuy nhiên, về sau, ông lại phát hiện ra rằng trí tuệ và cách ăn nói của người này không tương khớp.
2 trải nghiệm đó khiến Khổng Tử thầm than rằng: "Nếu ta chỉ đơn thuần dùng bề ngoài mà phán đoán người khác tốt xấu, sẽ mắc sai lầm giống như trường hợp đánh giá sai người tài là Tử Vũ.
Nếu ta chỉ dựa vào cách ăn nói mà đánh giá năng lực, tài hoa của người khác, vậy sẽ phán đoán sai người như Tể Du."
Cổ nhân có câu: "Người bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng" – câu này có nghĩa là: Chúng ta không thể nhìn vào tướng mạo bên ngoài của một con người để đánh giá tài đức của người đó, giống như nước biển không thể đi dùng những cái đấu để đong đo.
Có một câu chuyện thú vị như thế này. Bạn đọc hãy cùng đọc và ngẫm xem câu nói của người xưa đúng đến mức nào.
Lý Kim Lan là một nhân viên phục vụ trong một nhà hàng sang trọng. Chưa tính đến tiền bo của khách, thu nhập mỗi tháng của cô cũng đã hơn 1.000 USD.
Đến nhà hàng dùng bữa hầu hết đều là những người rất giàu có. Có những thời điểm, tiền thưởng có được từ những vị khách hào phóng lên đến cả trăm USD.
Bản thân Kim Lan rất tự hào vì được làm việc trong một nhà hàng cao cấp đến vậy. Cô cho rằng mình có năng lực, da trắng, ngoại hình đẹp, gương mặt thanh tú càng khiến cho nữ nhân viên này cảm thấy mình có ưu thế hơn người.
Một hôm, trong lúc làm việc, Kim Lan phải tiếp một người nông dân lớn tuổi, ăn mặc giản dị bước vào cửa hàng. Cô nhân viên lập tức tỏ thái độ coi thường.
Cho rằng người đàn ông lớn tuổi này có lẽ vừa từ nhà quê ra tỉnh, trên người chẳng có tiền, đừng nói đến tiền bo, sợ rằng tiền ăn thôi cũng không trả nổi.
Quả nhiên, người này cất tiếng nói: "Cho tôi một cốc nước lọc trước đi".
Lý Kim Lan liền trả lời rằng, ở đây không có nước lọc, chỉ có rượu và đồ uống, nếu không gọi món thì hãy mau đi đi.
"Ông chẳng thể gọi nổi món ở đây đâu, đừng lãng phí thời gian nữa, đi đi", giọng cô nhân viên phục vụ không chút nể tình.
Trước khi đứng dậy bỏ đi, người đàn ông cao tuổi tặng cho Kim Lan một câu: "Làm bất cứ việc gì đều cần phải để cho mình một đường lui. Đối xử với người cũng vậy, để sau này còn có cơ hội nhìn mặt nhau".
Vào buổi sáng ngày hôm sau, khi nhà hàng còn chưa có khách, giám đốc của nhà hàng liền cho gọi toàn thể nhân viên đến và nói: "Hôm nay, chúng ta sẽ đón chủ tịch hội đồng quản trị, hãy chuẩn bị thật kỹ nhé".
Nghe nói chủ tịch hội đồng quản trị sắp đến, Kim Lan lập tức lấy gương ra dặm lại má, chải chuốt thêm cho thật xinh và thầm nghĩ: "Chủ tịch đến, nhất định phải lưu lại ấn tượng đẹp nhất trong ông ấy, như vậy mới có thể thăng chức, tăng lương".
Không lâu sau, bên ngoài xuất hiện một chiếc ô tô sang trọng. Từ trên xe bước xuống, tiến thẳng vào cửa hàng là một người cứng tuổi, mặc đồ âu màu đen.
Tất cả các nhân viên đều cúi người, mỉm cười chào: "Hoan nghênh chủ tịch hội đồng quản trị". Người đàn ông cao tuổi gật đầu bước vào trong.
Sau khi mọi người đã ngồi vào vị trí, giám đốc nhà hàng cất lời: "Chúng ta có chủ tịch hội đồng quản trị mới đến nói chuyện với mọi người".
Tiếng vỗ tay vang lên. Chỉ có Kim Lam, khi ngước mắt nhìn thẳng vào vị nhân sự cấp cao mới, cô bất ngờ "chết điếng", tim đập loạn xạ vì tình huống "khôn lường" này. "Tại sao lại là ông ta?"
Trước mặt cô chính là ông lão nông dân nhà quê bị cô đuổi ra khỏi quán hôm trước.
Sau này, Kim Lan không bao giờ còn cơ hội quay lại nhà hàng đó nữa. Cô bị sa thải. Mặc dù vô cùng hối hận nhưng tất cả đều đã muộn. Trên thế giới này không có người bán thuốc hối hận để có thể giúp cô gái trẻ cứu vãn tình hình.
Đọc xong câu chuyện này, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ tự tích lũy thêm một bài học cho bản thân: "Tuyệt đối không dựa vào diện mạo bên ngoài để đánh giá một con người".
Bài học từ câu chuyện của Khổng Tử
"Người bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng" là trí tuệ của người xưa. Ngay cả Khổng Tử - một tượng đài lớn trong lịch sử Trung Quốc cũng đã từng mắc sai lầm và tự đúc rút ra bài học cho chính bản thân mình.
Trong cuốn "Hàn phi tử - hiển học" có ghi chép: Khổng Tử có 3000 đệ tử, trong đó có một người tên Đạm Đài Tử Vũ, tướng mạo khác người.
Vì lẽ đó, Khổng Tử nhận định người này tài năng đức hạnh cũng chẳng bằng ai. Thế nhưng ở cạnh nhau một thời gian, Khổng Từ đã thay đổi hẳn quan điểm, cách suy nghĩ ban đầu của mình.
Trong số các đệ tử của ông, có một người tên Tể Dư. Hồi đầu, vì ăn nói phi phàm, Khổng Tử cho rằng người này rất có trí tuệ. Tuy nhiên, về sau, ông lại phát hiện ra rằng trí tuệ và cách ăn nói của người này không tương khớp.
2 trải nghiệm đó khiến Khổng Tử thầm than rằng: "Nếu ta chỉ đơn thuần dùng bề ngoài mà phán đoán người khác tốt xấu, sẽ mắc sai lầm giống như trường hợp đánh giá sai người tài là Tử Vũ.
Nếu ta chỉ dựa vào cách ăn nói mà đánh giá năng lực, tài hoa của người khác, vậy sẽ phán đoán sai người như Tể Du."
theo Trí Thức Trẻ
Post a Comment