CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN
I- QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN VỀ TỔ CHỨC
1- Đối với đoàn viên
- Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn được trao thẻ đoàn viên.
- Hồ sơ đoàn viên: Cuốn “Sổ đoàn viên” (Khổ 13×19cm) gồm:
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự giới thiệu.
+ Người xin vào Đoàn tự giới thiệu (Thanh niên điền vào).
+ Đơn xin vào Đoàn (Thanh niên điền vào).
+ Nghị quyết về việc chuẩn y kết nạp đoàn viên (Đoàn cấp trên có thẩm quyền ra quyết định).
+ Nhận xét ưu, khuyết điểm hàng năm, phần này do Ban chấp hành chi đoàn nhận xét ưu khuyết điểm hàng năm, thành tích được khen thưởng, khuyết điểm bị kỷ luật và công nhận tiến bộ.
+ Giới thiệu chuyển sinh hoạt Đoàn (Ban chấp hành đoàn cơ sở, Ban chấp hành chi đoàn cơ sở).
2. Đối với chi đoàn
Ban chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu của Trung ương Đoàn.
3. Đối với Đoàn cơ sở
Cần có các loại sổ sách như sau:
- Sổ biên bản họp Ban thường vụ, Ban chấp hành và các cuộc làm việc của Ban thường vụ, Ban chấp hành với Đoàn cấp trên.
- Sổ danh sách đoàn viên.
- Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao thẻ đoàn viên.
- Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.
- Sổ quản lý cán bộ Đoàn
- Sổ thu, chi đoàn phí.
4. Quản lý hồ sơ đoàn viên
- Đoàn viên, chi đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản sổ đoàn viên cẩn thận không để hư hỏng, mất mát.
- Nơi quản lý sổ đoàn viên là: Chi đoàn hoặc Đoàn cơ sở.
- Hồ sơ đoàn viên quản lý ở cơ sở Đoàn nào thì đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đoàn viên ở cơ sở đó.
II- QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN VỀ TƯ TƯỞNG
- Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Biết rõ những băn khoăn, thắc mắc, những khó khăn đang xảy ra đối với đoàn viên, nhưng tư tưởng không đúng đang chi phối đoàn viên…Kịp thời có hướng giúp đỡ để đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc ngay trong suy nghĩ của đoàn viên.
- Quản lý tư tưởng đoàn viên còn là bồi dưỡng tư tưởng cho đoàn viên nhất là đoàn viên mới, làm cho đoàn viên học tập và hiểu rõ lý tưởng cách mạng của Đảng, Đoàn.
- Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu, Đoàn phải là nơi để đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải thông cảm giúp đỡ.
III – QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN VỀ CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT
Ban chấp hành chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đồng chí. Kịp thời biểu dương những đồng chí hoàn thành tốt và góp ý kiến phê bình những đồng chí không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc phân công công tác cho đoàn viên thông qua việc triển khai thực hiện chương trình: “Rèn luyện đoàn viên” mà tập trung là cuộc vận động “Mỗi đoàn viên một việc làm thiết thực cho Đoàn”.
Post a Comment