Những phát ngôn để đời của thầy Văn Như Cương
Rạng sáng ngày 9/10, thầy Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh đã qua đời ở tuổi 80.
Thầy giáo 80 tuổi đã trở thành người truyền lửa cho nhiều thế hệ bởi sự ham học, ý chí vươn lên, nghị lực sống.
Thầy Văn Như Cương đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Thầy có nhiều phát ngôn và đề ra các phương án đổi mới giáo dục, lương tâm người làm nghề giáo, phẩm chất của học sinh…
Xin trân trọng trích dẫn một số phát ngôn mang dấu ấn và có thể nói là để đời của Thầy:
1. Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ Việt Nam.
2. Đứa trẻ kiêu căng, tự phụ hoặc tự ti, sợ hãi không phải mục tiêu của giáo dục.
3. Không lao động, không có sáng tạo. Người lười lao động chắc chắn không làm việc gì thành công.
4. Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ... nhưng trước hết phải là người tử tế.
5. Chúng ta là một xã hội hiếu học, nhưng hiếu học của chúng ta bây giờ rất lạc hậu, ai cũng phải vào đại học, ai cũng tốt nghiệp đại học, mặc dù tốt nghiệp đại học cũng thất nghiệp khá nhiều.
6. Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi.
7. Hãy dạy con mình sống nhiều hơn với thế giới thật xung quanh.
8. Tuổi 70 của chúng tôi phải học tập hơn tuổi 17 bây giờ.
9. Học trò cãi hoặc đánh lại thầy là hư. Ở các trường sư phạm chỉ chú trọng giáo dục về chuyên môn mà thôi, còn môn “đạo đức làm thầy” hình như chưa chú trọng lắm.
10. Tất cả mọi biện pháp muốn thành công thì đều phụ thuộc vào cái tâm thực hiện nó.
11. Tự học là phương pháp tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vững kiến thức và linh hoạt áp dụng.
12. Trong đời sống của mỗi con người, quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định tương lai mỗi người.
13. Hãy trung thực đừng dối trá, hãy vị tha đừng vị kỉ, hãy hòa đồng đừng đố kị, hãy cao thượng đừng thấp hèn, hãy độc lập suy nghĩ dừng adua bầy đàn, hãy nói lời thanh cao đừng buông lời tục tĩu.
14. Con người không lao động là không sáng tạo được. Trong quá trình sáng tạo ấy, vật ngăn cản chính là gia sư và người giúp việc. Chính họ đã bóp nát những ý tưởng sáng tạo của học sinh.
15. Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi...
Linh Hương (Giaoduc.net.vn)
Post a Comment