Header Ads

Phương án tuyển sinh Trường Đại học Luật TP HCM năm 2020

Trường Đại học Luật TP HCM thay đổi hoàn toàn phương thức tuyển sinh trong năm nay, không tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực.

Theo phương án tuyển sinh được chốt ngày 6/1, trường sẽ áp dụng hai phương thức tuyển sinh độc lập xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Tổng chỉ tiêu năm nay là 2.100 cho 5 ngành.

Phương thức xét tuyển thẳng (25% chỉ tiêu) áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT sẽ được trường tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn đạt giải.

Môn Văn, Toán cho ngành ngành Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh, Luật, Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh; Tiếng Anh: ngành Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh, Luật, Luật Thương mại quốc tế và Ngôn ngữ Anh; Tiếng Nhật và tiếng Pháp: ngành Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh, Luật và Luật Thương mại quốc tế; Lý, Hóa: ngành Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh, Luật; Sử: ngành Luật và Ngôn ngữ Anh; Địa: ngành Luật

Ngoài ra, phương thức này còn áp dụng với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tiếng Nhật hoặc SAT (Scholastic Assessment Test), còn thời hạn có giá trị đến ngày 30/6 nếu chứng chỉ có quy định về thời hạn.

Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu; các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm 2017, 2018 và 2019 (theo danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Đại học Quốc gia TP HCM năm 2020) cũng được xem xét tuyển thẳng.

Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia theo quy định và kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số chỉ tiêu còn lại.


Thạc sĩ Lê Văn Hiển (Phó phòng Đào tạo) cho biết, năm nay Đại học Luật TP HCM sẽ đa dạng hóa các chương trình đào tạo. Bên cạnh các chương trình đại trà, chất lượng cao, trường đẩy mạnh tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý).

Sau khi đã học xong học kỳ thứ 3 chương trình đào tạo của ngành thứ nhất, sinh viên được đăng ký học liên thông sang ngành thứ hai: ngành Luật liên thông sang ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý) hoặc sang ngành Quản trị kinh doanh; ngành Ngôn ngữ Anh liên thông sang ngành Luật (hệ đại trà hoặc chất lượng cao); ngành Quản trị kinh doanh liên thông sang ngành Luật (hệ đại trà) hoặc sang ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý).

Việc học liên thông được bắt đầu từ học kỳ thứ 4 đến học kỳ thứ 10, tính theo khóa đào tạo của ngành thứ nhất. Nếu sinh viên tích lũy đủ và đạt các học phần trong cả 2 chương trình sẽ được cấp hai văn bằng, gồm bằng cử nhân ngành thứ nhất và bằng cử nhân ngành liên thông.

Ngoài ra, từ năm học 2020-2021, Đại học Luật TP HCM nâng chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh theo chương trình TOEIC quốc tế. Tuỳ theo khoa, ngành hoặc chương trình đào tạo, sinh viên phải đạt từ 500-650 điểm theo chuẩn TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương).

>>Chi tiết phương án tuyển sinh Đại học Luật TP HCM

No comments

Powered by Blogger.