Cách đóng dấu đúng luật vào văn bản
Điều 24 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu nêu: “Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật”. Vậy pháp luật quy định như thế nào? - Bài viết dưới đây sẽ giúp quý thành viên hiểu rõ vấn đề này:
1. Đóng dấu chữ ký
- Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.
- Cách đóng dấu chữ ký:
+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
+ Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định (màu đỏ).
+ Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Căn cứ: Điều 12 Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 và Khoản 2 Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004.
2. Đóng dấu treo
- Cách thức đóng dấu: Dấu treo đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
- Căn cứ: Khoản 3 Điều 26 Nghị đinh 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004.
- Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.
3. Đóng dấu giáp lai
- Cách thức đóng dấu: Dấu giáp lai đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
- Căn cứ: Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011.
DẤU GIÁP LAI
Trường hợp sử dụng
Đó là tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nêu trên có từ 2 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt, việc đóng dấu giáp lai để trên tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chân thực của từng trang và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo.
Cách thức sử dụng
Dấu được đóng vào khoảng giữa mép của văn bản, trùm lên 1 phần của tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, giấy tờ, chứng từ kế toán.
Lưu ý: Mỗi dấu đóng không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản.
Ngoài 02 loại đóng dấu nêu trên, trong thực tế dấu việc đóng dấu còn được đóng tại phần chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản (tại trang cuối của văn bản, hợp đồng), khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Ngoài ra, tùy theo từng Bộ, ngành mà có quy định riêng.
VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).
Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Quý Nguyễn (thuvienphapluat.vn)
Post a Comment